Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2023

Nhà thầu EPC là gì? Đơn vị nhà thầu uy tín tại miền Nam

Hình ảnh
Trong nền kinh tế hiện đại, nhà thầu EPC đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, môi trường và hạ tầng. Vậy nhà thầu EPC là gì? Những quy định về nghĩa vụ của các nhà thầu EPC là gì? Bài viết này sẽ cập nhật mọi thông tin chi tiết. Nhà thầu EPC Nhà thầu EPC là gì? Nhà thầu EPC là một thuật ngữ rất quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng. Trong đó, EPC là viết tắt của Engineering – Procurement – Construction (Kỹ thuật – Mua sắm – Xây dựng). Hợp đồng EPC là một kiểu hợp đồng mà nhà thầu chính sẽ chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật, cung cấp vật tư, trang thiết bị máy móc cho đến việc thi công xây dựng và chạy thử nghiệm, bàn giao công trình cho chủ đầu tư. EPC là gì Khác với tổng thầu chìa khóa trao tay (Lump Sum Turn Key – LSTK), nhà thầu EPC sẽ không tham gia vào quá trình lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Trong một dự án, chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với một ho

10+ Mẫu nhà tiền chế 2 mái đẹp, ấn tượng

Hình ảnh
Nhà tiền chế 2 mái là giải pháp mang đến không gian sống và làm việc tuyệt vời nhờ tính linh hoạt và thẩm mỹ cao. Hơn nữa, thiết kế này cũng góp phần tiết kiệm nhiều thời gian trong việc xây dựng. Trong bài viết này, Nam Trung Cons sẽ giới thiệu 10+ mẫu nhà thép tiền chế 2 mái đẹp và ấn tượng nhất. Mẫu nhà thép tiền chế 2 mái đẹp, ấn tượng Nhà tiền chế 2 mái là gì? Nhà tiền chế 2 mái còn được gọi là mái đầu hồi. Thực tế, kiểu nhà này không quá khác biệt so với các kiểu nhà truyền thống được xây dựng với nhiều phong cách, kiến trúc khác nhau theo yêu cầu của chủ đầu tư. Sở dĩ nó được gọi là nhà khung thép tiền chế 2 mái là vì nó được thiết kế theo kiểu 2 mái chụm lại vào nhau giúp tạo độ dốc nghiêng tốt, hỗ trợ cho quá trình thoát nước và mang lại tính thẩm mỹ cao cho căn nhà. Hiện nay, nhà khung thép tiền chế 2 mái được ứng dụng trong rất nhiều công trình dân dụng và công trình công nghiệp như nhà ở, nhà xưởng, trang trại, showroom,… Thiết kế nhà khung thép tiền chế 2 mái

Phương pháp chống rỉ kết cấu thép cho nhà xưởng

Hình ảnh
Kết cấu thép ngày càng được ứng dụng phổ biến trong xây dựng nhờ những ưu điểm vượt trội như tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng, thiết kế đơn giản nhưng có độ bền và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định và an toàn cho kết cấu thép, các chủ đầu tư cũng cần phải chú ý việc sử dụng các phương pháp chống rỉ kết cấu thép. Trong bài viết này, Nam Trung Cons sẽ giới thiệu đến bạn 3 phương pháp chống rỉ kết cấu thép cho nhà xưởng phổ biến và hiệu quả. Hiện tượng rỉ sét ở kết cấu thép Nguyên nhân gây rỉ sét kết cấu thép Rỉ sét là quá trình oxy hóa của kim loại hay còn gọi là hiện tượng bề mặt kim loại bị ăn mòn, gây ảnh hưởng đến chất lượng của kết cấu thép. Khi bề mặt kết cấu bị rỉ sẽ hình thành những lớp vảy rất giòn, dễ vỡ và thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này có thể là do: Thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học: Các chất hóa học có tính ăn mòn cao như axit, muối, kiềm,… sẽ làm giảm độ bền và độ cứng của thép. Từ đ

Tổng quan chi tiết hạ tầng nhà xưởng công nghiệp

Hình ảnh
Hạ tầng nhà xưởng công nghiệp bao gồm nhiều hạng mục khác nhau và mỗi hạng mục sẽ đóng vai trò, nhiệm vụ riêng trong công trình. Tuy nhiên, toàn bộ hạ tầng nhà xưởng đều góp phần giúp cho quá trình vận hành của doanh nghiệp được trơn tru, nhanh chóng và đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng. Vậy hạ tầng nhà xưởng công nghiệp bao gồm những hạng mục nào? Hãy cùng Nam Trung Cons tìm hiểu về tổng quan chi tiết hạ tầng nhà xưởng trong bài viết sau đây. Khu công nghiệp nhà xưởng Những hạng mục hạ tầng nhà xưởng công nghiệp Như đã nói, hạ tầng khu công nghiệp nhà xưởng bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, tùy thuộc vào quy mô và loại hình sản xuất của từng khu công nghiệp. Tuy nhiên, có 7 hạng mục chính mà các doanh nghiệp cần xác định trước khi xây dựng khu công nghiệp nhà xưởng bao gồm: Công trình giao thông Giao thông là một hạng mục hạ tầng nhà xưởng công nghiệp rất quan trọng đối với khu công nghiệp. Công trình giao thông nội bộ là các tuyến đường đi nằm trong phạm vi của khu công nghiệ

Kèo Lean-to là gì? Khi nào nên ứng dụng kèo lean-to

Hình ảnh
Khi các nhà xưởng đã đi vào trạng thái hoạt động và không gian nhà xưởng không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng thì vấn đề mở rộng diện tích cho nhà xưởng là điều cần thiết. Để tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả mở rộng nhà xưởng thì khung kèo Lean-to chính là một trong những giải pháp tối ưu nhất. Trong bài viết này, Nam Trung sẽ giới thiệu cho bạn về khái niệm và tính ứng dụng của kèo Lean-to khi mở rộng nhà xưởng. Hình ảnh ứng dụng khung kèo Lean-to mở rộng diện tích nhà xưởng Kèo Lean-to là gì? Kèo Lean-to là một loại khung kèo được sử dụng trong xây dựng để tạo ra mái che. Đây là một giải pháp tối ưu cho các công trình có nhu cầu mở rộng diện tích mà không làm ảnh hưởng nhiều đến kết cấu chính đã có từ trước. Khung kèo này là một hệ thống kèo được thiết kế để gắn vào tường, tòa nhà hoặc cột khác. Loại kèo này thường được sử dụng để tạo ra mái che cho sân sau, nhà kho, bãi đỗ xe hoặc trong các khu vực có không gian hạn chế. Cấu trúc khung kèo Lean-t

Panen là gì? Cấu tạo, phân loại sàn Panen trong xây nhà xưởng

Hình ảnh
Sàn panen được xem là giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời rút gọn thời gian thi công của các công trình. Vậy sàn panen là gì? Có bao nhiêu loại sàn và cấu tạo của chúng như thế nào? Hãy cùng Nam Trung Cons tìm hiểu về sàn panen thông qua bài viết dưới đây. Panen là gì? Panen là một loại vật liệu có sức chịu tải tốt và được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng như nhà dân dụng, nhà xưởng, nhà cao tầng,… Sàn panen có kết cấu cơ bản, được lắp ghép bởi hệ thống dầm bê tông dự ứng lực PPB và các khối rỗng đúc sẵn có trọng lượng thấp (gạch block). Vì không cần sàn bê tông nên thời gian thi công sàn được rút ngắn hơn so với các loại sàn khác. Bên cạnh đó, nhờ mặt bằng thi công gọn gàng, sạch sẽ, ít sử dụng các vật liệu rời, hạn chế gây ô nhiễm khói bụi nên chi phí được giảm thiểu hơn so với việc đổ sàn bê tông tại chỗ. Sàn panen Ưu điểm nổi bật Trọng lượng sàn nhẹ giúp giảm kết cấu chân móng. Khả năng chịu lực tốt và kết cấu bền vững. Có khả năng chống thấm, c