Tổng Quan Kết Cấu Mái Nhà Công Nghiệp
Trong xây dựng, mái nhà công nghiệp còn được gọi là mái nhà thép tiền chế hoặc mái tôn công nghiệp. Đây là bộ phận chính của nhà công nghiệp thép, đóng vai trò quan trọng trong việc bao bọc và tăng độ bền cho công trình. Do đó, việc tìm hiểu về kết cấu của mái nhà công nghiệp sẽ giúp cho các chủ đầu tư và nhà thầu tối ưu quá trình thi công và đảm bảo được chất lượng của công trình.
Kết cấu mái nhà công nghiệp bằng thép
Cấu tạo mái tôn trong nhà công nghiệp bằng thép
Tôn là vật liệu được ứng dụng cho mái nhà công nghiệp nhiều nhất nhờ ưu điểm gọn nhẹ, giá thành hợp lý, có độ bền và thẩm mỹ cao. Cấu tạo của mái tôn gồm 3 bộ phận chính:
- Hệ thống khung: Chịu tải trọng lớn nhất trong 3 phần, gồm sắt hộp và các ống sắt. Khi thiết kế hệ thống khung cần lưu ý lựa chọn vật liệu dựa trên diện tích xây dựng, quy mô và đặc điểm riêng của nhà công nghiệp để đảm bảo hệ thống khung hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và tăng độ bền cho công trình.
- Hệ thống kèo, tôn lợp: Tương tự với hệ thống khung, trong quá trình thiết kế và thi công hệ thống kèo, tôn lợp cần phải chú ý đến diện tích của phần mái và loại vật liệu phù hợp để sau khi hoàn thành có thể đảm bảo khả năng chống đỡ và bảo vệ cho công trình.
- Hệ thống ốc vít: Đối với mái nhà công nghiệp, các nhà thầu nên ưu tiên lựa chọn các loại ốc vít bằng inox mạ crom vì nó có độ cứng cao và chống ăn mòn tốt. Ngoài ra, hệ thống đệm cao su phải đảm bảo độ khít để ngăn chặn nước mưa thẩm thấu từ lỗ khoan.
Tác dụng của mái tôn trong nhà công nghiệp bằng thép
Tôn được hầu hết các chủ đầu tư lựa chọn làm vật liệu cho mái tôn nhà công nghiệp bằng thép nhờ những lợi ích như:
- Tiết kiệm chi phí: Mái tôn chính là giải pháp giúp các chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí tối đa, đặc biệt là các công trình nhà xưởng kết cấu thép có diện tích lớn. Cấu tạo khung thép mái tôn có trọng lượng gọn nhẹ hơn nhiều so với các chất liệu khác. Vì vậy mà các chi phí về vật liệu, làm móng, cột và bảo trì cũng được giảm thiểu đáng kể.
- Có độ bền và an toàn cao: Với đặc điểm của kim loại, mái tôn có thể chịu được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Việt Nam từ đó giúp cho độ bền của công trình được gia tăng hơn. Bên cạnh đó, phần khung thép và các tấm tôn lợp được liên kết với nhau bằng ốc vít và các mối hàn vô cùng chắc chắn giúp cho công trình kiên cố và an toàn hơn.
- Thi công dễ dàng và nhanh chóng: Tấm tôn lợp được cắt theo khổ dài tùy chỉnh nên sẽ thuận tiện cho việc lắp đặt mái nhà công nghiệp. Bên cạnh đó, mái tôn có trọng lượng khá nhẹ nên việc vận chuyển và thi công cũng dễ dàng, nhanh chóng hơn giúp tiết kiệm được thời gian thi công cho công trình.
- Có tính thẩm mỹ: Hiện nay, tôn lợp có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc khác nhau, do đó nó được sử dụng như một vật liệu giúp tăng độ thẩm mỹ cho công trình.
Các loại mái nhà công nghiệp bằng thép
Để công trình nhà công nghiệp được đảm bảo chất lượng và an toàn, phần mái nhà cần phải sử dụng loại tôn phù hợp và thiết kế đạt tiêu chuẩn. Dưới đây là 6 loại tôn phổ biến nhất hiện nay:
Tôn 5 sóng vuông
Tôn 5 sóng vuông có cấu trúc 5 sóng dạng vuông, nhờ chiều cao sóng lớn nên thường được dùng trong các công trình yêu cầu cần độ thoát nước lớn như các công trình nhà xưởng, nhà thi đấu,… Giữa hai chân sóng lớn được thiết kế thêm các sóng phụ nhàm tăng độ cứng và độ bền cho mái nhà công nghiệp.
Bên cạnh đó, thiết kế theo dạng 5 sóng vuông này còn hỗ trợ cho việc lắp đặt trở nên nhanh chóng và hạn chế tình trạng tôn bị biến dạng trong quá trình lắp đặt. Đồng thời nhờ đặc điểm này mà xà gồ được phép thiết kế với khoảng cách lớn nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn cao hơn so với các loại tôn khác giúp tiết kiệm được chi phí xà gồ.
Tôn 7 sóng vuông
Tôn 7 sóng vuông được ứng dụng nhiều trong thiết kế cho mái nhà công nghiệp, nhà thép tiền dân dụng,… nhờ thiết kết 7 sóng vuông với sóng cao giúp thoát nước nhanh và chống tràn hiệu quả. Giữa 2 chân sóng được cải tiến thêm các sóng phụ giúp tăng độ cứng cho tấm tôn và giúp tôn không bị biến dạng trong quá trình lắp đặt mái nhà công nghiệp.
Tôn 9 sóng vuông
Tuy có chiều cao sóng thấp những tôn 9 sóng vuông có số lượng sóng nhiều giúp cho quá trình thoát nước diễn ra nhanh chóng hơn. Ngoài ra, tôn 9 sóng vuông còn có thiết kế đẹp, các sóng đều và không quá cao làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Đặc biệt, tôn 9 sóng vuông có khả năng chịu được sức gió giật cấp 8-12, chịu được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt giúp đảm bảo an toàn cho công trình.
Tôn Cliplock
Tôn cliplock được đánh giá là hệ thống mái lợp có độ bền tốt nhất hiện nay nhờ được chế tạo từ thép nền có cường độ cao, tuổi thọ của tôn có thể lên đến 50 năm nếu được vệ sinh và bảo trì đúng cách. Có chiều cao sóng lớn nên khi lắp đặt tôn không cần sử dụng vít, đồng thời giúp nước thoát ra ngoài nhanh hơn và không còn bị đọng nước gây oxi hóa và mất thẩm mỹ cho mái nhà công nghiệp.
Tôn Seamlock
Tôn Seamlock là loại tôn có thể giải quyết được các tình trạng bị rò rỉ hay ăn mòn tôn từ những lỗ bắt vít. Tôn Seamlock có thiết kế sóng đỉnh cao giúp hạn chế các tình trạng bị đọng nước khi trời mưa và phù hợp với những nhà xưởng có độ dốc mái thấp. Ngoài ra, một đặc điểm khác của loại tôn này là hệ thống mái sẽ có sự co giãn tùy theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường.
Tôn sáng
Đây là loại vật liệu rất phổ biến trong các công trình xây dựng nhờ khả năng lấy sáng, chịu nhiệt và áp lực tốt, tôn sáng thường được ứng dụng làm mái che lấy sáng. Tôn sáng có kết cấu nhẹ nên quá trình vận chuyển và thi công dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Trên đây là các thông tin về kết cấu mái nhà công nghiệp và các loại mái tôn phổ biến hiện nay mà các chủ đầu tư và nhà thầu có thể tham khảo. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các thông tin khác về thiết kế và thi công nhà công nghiệp tại trang website namtrungcons.com.
The post Tổng Quan Kết Cấu Mái Nhà Công Nghiệp appeared first on NAM TRUNG CONSTRUCTION.
mesotheliomablog mesotheliomalawfirms cureformesothelioma mesotheliomaclaim epithelialmesotheliomasurvivalrate mesotheliomaattorneytexas mesotheliomasettlements desmoplasticmesothelioma mesotheliomaattorneys
Nhận xét
Đăng nhận xét