Tại sao nên dùng sơn chống cháy kết cấu thép

Thép có ưu điểm là trọng lượng nhẹ, dễ thi công, khả năng chịu tải trọng lớn nên được ứng dụng cho hầu hết các công trình xây dựng hiện nay. Khuyết điểm duy nhất của thép đó chính là khả năng chống cháy kém. Sự ra đời của sơn chống cháy kết cấu thép đã giải quyết được vấn đề này. Hãy cùng Nam Trung Cons tìm hiểu chi tiết về trong bài viết ngay sau đây!

Sơn chống cháy là gì? Cấu tạo và đặc điểm

Sơn chống cháy là gì?

Sơn chống cháy kết cấu thép là lớp sơn phủ trên bề mặt kim loại nhằm gia tăng bảo vệ cho công trình khi xảy ra sự cố cháy nổ. 

Sơn được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho chất liệu sắt thép nên có tính cảm biến nhiệt rất nhạy. Khi cảm nhận được nhiệt độ giới hạn trên bề mặt sẽ tự động trương phồng tạo ra bức tường dày ngăn chặn lửa. Đồng thời tạo ra các khí không bắt lửa như N2, NH3, CO2, H2O,… và có khả năng chống cháy lên đến 3 giờ đồng hồ. 

Hiện nay, sơn chống cháy kết cấu thép được ứng dụng trong hầu hết các công trình dân dụng, nhà máy sản xuất công nghiệp, trong xây dựng nhà xưởng chế biến,… để hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

tìm hiểu chi tiết về sơn chống cháy

Thành phần sơn chống cháy cho kết cấu thép

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn chống cháy kết cấu thép có chất liệu và kết cấu khác nhau. Nhưng nhìn chung chúng đều bao gồm các thành phần cơ bản sau:

  • Nhựa Epoxy kết hợp với chất rắn Polyamide
  • Chất chống cháy Poly Phosphor
  • Dung môi hữu cơ
  • Vật liệu Chlor
  • Chất tạo xốp cách nhiệt
  • Bột màu
  • Một số loại phụ gia đặc biệt khác

Đặc điểm sơn chống cháy cho kết cấu thép

Một số đặc tính của sơn chống cháy kết cấu thép đó là:

  • Sơn chống cháy cho kết cấu thép là hệ sơn chống cháy gốc nước nên rất an toàn và thân thiện với môi trường.
  • Hàm lượng kim loại nặng thấp.
  • Thời gian khô nhanh, không bị bong tróc khi gặp nước.
  • Có khả năng ngăn chặn sự lan truyền của ngọn lửa, bảo vệ kết cấu công trình không bị biến dạng.

Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy kết cấu thép

Sơn chống cháy sử dụng trong kết cấu thép có khả năng ngăn chặn ngọn lửa cháy lan, giảm nhiệt lượng truyền tải của lửa khi tiếp xúc với bề mặt sơn và bảo vệ khung thép không bị biến dạng, làm đổ sập kết cấu công trình. Cụ thể cơ chế hoạt động của sơn chống cháy kết cấu thép như sau:

  • Ở nhiệt độ 150 độ C, sơn chống cháy cho kết cấu thép phản ứng và tạo ra chất Acid Phosphoric.
  • Ở nhiệt độ > 300 độ C, sơn chống cháy tạo thành các lớp bọt dạng tổ ong có tác dụng cách nhiệt và tạo ra các chất khí không bắt lửa.
  • Ở nhiệt độ 500 độ C, sơn chống cháy tạo thành 1 chất như gốm có bám chắc trên nền thép.
  • Khi nhiệt độ đạt trên 1000 độ C, sơn chống cháy tạo ra các chất kết dính có tác dụng giảm nhiệt độ của thép và tạo thành các lớp vỏ có khả năng giãn nở lến đến 80 lần trên bề mặt sơn.
cơ chế hoạt động của sơn chống cháy

Tại sao cần sử dụng sơn chống cháy cho kết cấu thép?

Khuyết điểm lớn nhất của kết cấu thép chính là khả năng chịu lửa, chịu nhiệt khá hạn chế. Khi đạt đến nhiệt độ 550 độ C, kết cấu thép bắt đầu mất ổn định nếu không được bảo vệ, dẫn đến công trình bị biến dạng, xiêu vẹo. Chính vì vậy sự ra đời sơn chống cháy chính là giải pháp cho các công trình xây dựng có kết cấu thép. 

Với khả năng chịu nhiệt lên đến 1000 độ C và có thể kéo dài từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ, sơn chống cháy kết cấu thép có thể bảo vệ công trình đứng vững trong khoảng thời gian lực lượng cứu hộ, phòng cháy chữa cháy tiếp cận, xử lý sự cố cháy nổi. Từ đó hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.

sử dụng sơn chống cháy

Mục đích và điều kiện thực hiện sơn chống cháy cho kết cấu thép

Mục đích thực hiện

  • Sử dụng sơn chống cháy cho kết cấu thép để bảo vệ kết cấu công trình vững chắc.
  • Kéo dài thời gian chậm cháy, giữ được kết cấu công trình trong thời gian lâu hơn để đội cứu hộ cứu nạn có thời gian giải cứu người và tài sản khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

Điều kiện thi công

  • Không thi công trong điều kiện trời mưa hoặc khi không khí có độ ẩm > 95%. Môi trường tiêu chuẩn để thi công sơn chống cháy là nhiệt độ không khí phải thấp hơn 85 độ C và cao hơn 5 độ C.
  • Trước khi sơn cần làm sạch bề mặt thép bằng phun bi tiêu chuẩn SA 2.0 trở lên và sơn thêm lớp lót chống rỉ Epoxy.
  • Nên thi công sơn chống cháy cho các công trình đã lắp dựng hoàn thiện phần mái che và tường bao xung quanh. Trong trường hợp công trình chưa có mái che và tôn vách thì phải có bạt che phủ để đề phòng trời mưa trong lúc sơn hoặc để nước ngấm vào mặt sơn. Việc mặt sơn bị ngấm nước sẽ làm hư hại mặt sơn.
  • Đối với những kết cấu thép cũ đã bị rỉ ghét, dính dầu mỡ cần được vệ sinh sạch bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. Sau đó cần phải thi công thêm lớp sơn lót để tăng độ liên kết lớp sơn và kết cấu.
  • Đảm bảo chất lượng bề mặt sơn theo quy định của ISO 9501-1- 1998.
thực hiện sơn chống cháy

5. Quy trình các bước thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép

Quy trình thi công sơn chống cháy kết cấu thép đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nhằm đảm bảo hiệu quả về phòng cháy chữa cháy của công trình. Quy trình thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt thép 

Bước này rất quan trọng, nó quyết định tính thẩm mỹ và khả năng bảo vệ của sơn chống cháy. Trong công nghiệp, thường sử dụng máy phun cát hoặc máy phun bi, nước tiêu chuẩn SA 2.0 để làm sạch bề mặt kim loại số lượng lớn. Không sơn trên sắt thép rỉ sét hoặc còn dính dầu mỡ. 

Trong trường hợp bề mặt có dính dầu mỡ cần dùng xăng xe máy hoặc dung môi phù hợp để làm sạch. 

Bước 2: Phủ lớp sơn chống rỉ 

Sơn chống rỉ giúp cho lớp sơn chống cháy bám vào thép tốt hơn. Do đó, trong quá trình sơn lót chống rỉ, cần đảm bảo sơn đều bề mặt thép với độ dày khoảng 50 µm – 80 µm.

Bước 3: Thi công lớp sơn chống cháy

Sau khi lớp sơn lót chống rỉ khô thì tiến hành phun sơn phủ chống cháy lên bề mặt thép. Lớp sơn càng dày thì thời gian chống cháy càng cao.

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ màu sắc

Lớp sơn phủ màu sắc vừa là lớp áo bảo vệ, vừa là lớp phủ trang trí cho kết cấu thép. Lớp sơn phủ màu sắc cần đảm bảo có độ dày trong khoảng từ 40 – 60 µm. Lớp sơn đạt tiêu chuẩn cần phải khô hoàn toàn, màu sắc đồng đều, sáng bóng và bám dính chặt.

Bước 5: Kiểm tra tiêu chuẩn chống cháy

Sau khi hoàn thiện các lớp sơn chống rỉ, chống cháy và phủ màu, sử dụng dụng cụ đo độ dày để kiểm tra xem lớp sơn có đạt được tiêu chuẩn về thời gian chống cháy hay không. Đồng thời màng sơn phải đẹp, phủ đều toàn bộ bề mặt thép và có độ thẩm mỹ cao.

Có thể thấy, sơn chống cháy kết cấu thép là loại vật liệu xây dựng cần thiết với các công trình có kết cấu nhà thép tiền chế. Nó không chỉ đảm bảo công trình kiên cố khi gặp nhiệt độ cao mà còn hạn chế tối đa những thiệt hại về người và tài sản khi phát sinh sự cố cháy nổ.

Hy vọng những thông tin trên đây của Nam Trung Cons đã giúp bạn đọc hiểu hơn về sơn chống cháy kết cấu thép cũng như cách thi công loại sơn này đạt đúng tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy.

The post Tại sao nên dùng sơn chống cháy kết cấu thép appeared first on NAM TRUNG CONSTRUCTION.


mesotheliomablog mesotheliomalawfirms cureformesothelioma mesotheliomaclaim epithelialmesotheliomasurvivalrate mesotheliomaattorneytexas mesotheliomasettlements desmoplasticmesothelioma mesotheliomaattorneys

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cập nhật tiến độ dự án Nhà máy Mi-Jack Việt Nam 24/05/2024

Tổng Quan Về Móng Nhà Xưởng

Quy trình tư vấn thiết kế nhà xưởng chuyên nghiệp