Hệ thống MEP là gì? Lưu ý trong thi công xây dựng nhà xưởng

MEP là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng, bao gồm các hạng mục liên quan tới điện, nước và cơ khí trong nhà xưởng công nghiệp. Vậy cụ thể các hạng mục chính của hệ thống MEP là gì? Hãy cùng Nam Trung Cons tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. MEP là gì?

Hệ thống MEP là từ viết tắt của Mechanical And Electrical Plumbing, là hệ thống liên quan đến điện, nước và cơ khí của một công trình kiến trúc. Đây đều là những hệ thống quan trọng của công trình kiến trúc, đảm bảo khi dự án đưa vào hoạt động đáp ứng được các nhu sản xuất và làm việc trong nhà xưởng.

Cụ thể như sau:

  • M – Mechanical: là hệ thống cơ khí trong các công trình xây dựng và bao gồm các hạng mục đó là: hệ thống nhiệt, hệ thống điều hòa, hệ thống thông gió và các hệ thống khác thuộc hệ điều hành cơ khí.
  • E – Electrical: là hệ thống điện trong các công trình xây dựng, bao gồm hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện nhẹ, cấp nguồn,…
  • P – Plumbing: liên quan tới việc thi công các hệ thống về nước trong xây dựng công trình, bao gồm hệ thống cấp, thoát nước và cả hệ thống nước chữa cháy.
Hệ thống MEP là gì

2. Các hạng mục chính của hệ thống MEP

Hệ thống MEP bao gồm 4 hạng mục chính, đó là:

2.1. Hệ thống thông gió và điều hòa không khí

Hệ thống thông gió và điều hòa không khí thường được gọi tắt là HVAC (Heating, Ventilation and Air Conditioning) là một trong hạng mục đầu tiên của hệ thống MEP. Chức năng của hệ thống HVAC là kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí trong không gian văn phòng, khu vực sản xuất,… trong nhà xưởng. Thiết kế của hệ thống HVAC dựa trên các nguyên tắc truyền nhiệt, cơ học chất lỏng và nhiệt động lực học. Mục đích khi thi công lắp đặt hệ thống HVAC cho các dự án công trình xây dựng chính là tạo một không gian có nhiệt độ và độ ẩm đạt tới mức cao nhất.

Một hệ thống thông gió và điều hòa không khí được cấu tạo từ các bộ phận sau:

  • AHU (Air Handling Unit) – Khối xử lý không khí: Đây là thiết bị trao đổi nhiệt và xử lý không khí về nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch với công suất lớn. Mỗi hệ thống AHU bao gồm quạt, lưới lọc, coil nóng/lạnh, bộ gia nhiệt,…
  • FCU (Fan-Coil Unit) – Thiết bị xử lý không khí: Tương tự như AHU, FCU cũng là một thiết bị xử lý không khí nhưng có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản hơn. Chính vì thế nên công suất của FCU cũng rất khiêm tốn, chỉ khoảng từ 2kW – 20kW. Các loại FCU phổ biến hiện nay như: kiểu áp tường, áp trần; kiểu giấu tường, giấu trần; kiểu treo tường,…
  • Hệ thống Chiller: Hệ thống này thường được đặt trên sân thượng hoặc phòng máy kín, có nhiệm vụ tạo ra nước lạnh rồi cung cấp tới các AHU, FCU để phân phối gió lạnh tới các không gian.
  • VRF (Variable Refrigerant Flow) – Hệ thống điều hòa trung tâm: Thường được lắp đặt trên tầng mái hay trong phòng kỹ thuật tầng hầm. VRF có khả năng điều chỉnh lưu lượng môi chất tuần hoàn, từ đó thay đổi công suất theo phụ tải bên ngoài.
  • Điều hòa cục bộ
Hạng mục của hệ thống MEP

2.2. Hệ thống cấp thoát nước 

Hệ thống cấp thoát nước thường được gọi tắt là P&S (Plumbing & Sanitary), bao gồm các hạng mục liên quan đến đường nước trong nhà xưởng công nghiệp, một hạng mục tiếp theo của hệ thống MEP. Về cơ bản, hệ thống P&S trong nhà xưởng sản xuất gồm 3 phần như sau:

2.2.1. Hệ thống cấp nước

Hệ thống cung cấp nước có chức năng cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy trong nhà xưởng. Hệ thống P&S bao gồm hệ thống cấp nước bên trong và hệ thống cấp nước bên ngoài:

– Hệ thống cấp nước bên trong bao gồm các đường ống dẫn nước vào các khu vực trong nhà xưởng, hệ thống đường ống chính, ống nhánh và các van đóng mở. Hệ thống ống nhánh, ống phân phối có nhiệm vụ đưa nước đến các dụng cụ vệ sinh, thiết bị sản xuất trong nhà máy và thiết bị chữa cháy. 

– Hệ thống cấp nước ngoài phụ thuộc vào cấp nước thành phố hoặc sử dụng hệ thống cấp nước chuyên biệt, bao gồm: trạm bơm cấp nước, mạng lưới đường ống chính và ống phân phối, đồng hồ nước.

Một hệ thống cấp nước đạt chuẩn phải tuân theo các quy định của nhà nước về nguồn nước và đảm bảo áp suất nước đủ lớn để đưa vào các đường dẫn tới các trạm cấp nước và đảm bảo tiết kiệm khi sử dụng.

2.2.2. Hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước trong nhà xưởng bao gồm: 

  • Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa là nguồn nước tự nhiên, không độc hại nên có thể thải trực tiếp ra môi trường bằng các đường dẫn, cống mà không cần qua xử lý.
  • Hệ thống thoát nước sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt thường được tận dụng để tưới cho cây cối cho khu vực xung quanh nhà xưởng hoặc tái sử dụng cho các khu vực vệ sinh.
  • Hệ thống thống thoát nước thải công nghiệp: Nguồn nước này thường bị nhiễm kim loại hoặc chứa các hợp chất khó phân hủy nên không được thải trực tiếp ra môi trường. Đối với nguồn nước này bắt buộc phải đi qua hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài. 

2.2.3. Hệ thống xử lý nước thải

Tùy theo yêu cầu, mức độ, quy mô của nhà xưởng để chọn công nghệ xử lý cho phù hợp. Nhưng nhìn chung, hệ thống xử lý nước bao gồm:

  • Xử lý cơ học: Có nhiệm vụ tách, loại bỏ cặn bẩn, chất rắn có kích thước lớn, các thành phần dầu mỡ,… ra khỏi nước thải.
  • Xử lý hóa học: Có chức năng điều chỉnh độ pH, làm trong, khử màu nước, loại bỏ các thành phần kim loại, chất hữu cơ,…
  • Xử lý sinh học: Phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm bằng phương pháp sinh học hiếu khí, kị khí,…

2.3. Hệ thống điện

Hệ thống điện bao gồm các hạng mục liên quan đến điện trong nhà xưởng, thường chiếm từ 45 – 65% khối lượng công trình, có những dự án lên đến 75 – 80%. Thông thường, hệ thống điện trong nhà xưởng công nghiệp được chia thành điện nặng và điện nhẹ.

Hệ thống MEP điện

2.3.1. Hệ thống điện nặng 

Điện nặng bao gồm:

  • Hệ thống trạm biến áp, tủ trung, hạ thế: Có nhiệm vụ lấy điện từ các đường dây công suất lớn và chuyển đổi sang cấp điện phù hợp cho từng khu vực nhà xưởng.
  • Hệ thống các tủ điện phân phối: Là nơi lắp đặt và bảo vệ các thiết bị điều khiển và đóng cắt trong nhà máy.
  • Hệ thống tủ điện điều khiển máy móc: Điều khiển máy móc và thiết bị trong nhà xưởng.
  • Hệ thống ổ cắm: Thường được trang bị thêm nắp đậy chống nước, áo chống thấm và cầu chì để đảm bảo an toàn khi có sự cố bất ngờ xảy ra.
  • Hệ thống tiếp địa: Bao gồm điện cực được chôn dưới lòng đất và dây tiếp địa được nối từ các bộ phận cần nối đất đến cọc tiếp địa.
  • Hệ thống chống sét: Bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét.

2.3.2. Hệ thống điện nhẹ

Điện nhẹ bao gồm:

  • Hệ thống mạng LAN và Internet: Kết nối toàn bộ máy tính trong nhà xưởng lại với nhau.
  • Hệ thống điện thoại: Hỗ trợ việc liên hệ giữa các phòng ban, khu vực trong nhà máy được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Hệ thống camera an ninh giám sát: Đây là biện pháp bảo vệ tài sản, đảm bảo an ninh cho nhà xưởng.

2.4. Hệ thống báo cháy và chữa cháy

Hệ thống báo cháy và chữa cháy bắt buộc phải được bố trí trong nhà xưởng để bảo vệ và giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Hệ thống cần được bố trí và lắp đặt tại các vị trí phù hợp với chức năng của nhà xưởng.

Hệ thống báo cháy và chữa cháy

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin chi tiết về hệ thống MEP là gì và các hạng mục chính của MEP trong nhà xưởng công nghiệp. Do đây là hệ thống quan trọng trong nhà xưởng nên việc thiết kế và thi công MEP đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên sâu. Vậy nên, các chủ đâu tư nên tham khảo và liên hệ tới các đơn vị chuyên về thiết kế thi công nhà xưởng chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả sử dụng cho công trình.

The post Hệ thống MEP là gì? Lưu ý trong thi công xây dựng nhà xưởng appeared first on NAM TRUNG CONSTRUCTION.


mesotheliomablog mesotheliomalawfirms cureformesothelioma mesotheliomaclaim epithelialmesotheliomasurvivalrate mesotheliomaattorneytexas mesotheliomasettlements desmoplasticmesothelioma mesotheliomaattorneys

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quy trình tư vấn thiết kế nhà xưởng chuyên nghiệp

Cập nhật tiến độ dự án Nhà máy Mi-Jack Việt Nam 24/05/2024

Tổng Quan Về Móng Nhà Xưởng