Hệ thống điện công nghiệp là gì? Lưu ý khi lắp đặt trong nhà xưởng
Hệ thống điện công nghiệp là một trong những hệ thống nòng cốt không thể thiếu khi xây dựng nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp. Để hệ thống này phát huy tối đa vai trò của nó cần đảm bảo lắp đặt đầy đủ các thành phần quan trọng của một hệ thống điện công nghiệp. Vậy hệ thống điện công nghiệp trong nhà xưởng bao gồm những thành phần gì? Hãy cùng Nam Trung Cons tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết này!
I. Vai trò của hệ thống điện công nghiệp trong nhà xưởng
Hệ thống điện là một trong những điều kiện cần thiết để nhà xưởng vận hành trơn tru tất cả các khâu sản xuất. Bởi tất cả các hệ thống đèn, máy móc, thiết bị trong sản xuất muốn vận hành nhất thiết phải có hệ thống điện. Đặc biệt, với các nhà xưởng sản xuất và chế biến thực phẩm nhất định phải lắp đặt hệ thống điện cho kho đông lạnh để đảm bảo thực phẩm luôn tươi mới
Bên cạnh việc cung cấp điện cho các khâu sản xuất trong nhà xưởng, hệ thống điện công nghiệp còn mang lại những lợi ích sau:
- Đưa nguồn điện từ mạng lưới điện quốc gia để phục vụ hoạt động sản xuất, nâng cao năng suất của thiết bị, máy móc.
- Giảm chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm để nâng cao lợi nhuận.
- Dây chuyền sản xuất trong nhà xưởng hoạt động chuyên nghiệp và dễ dàng vận hành hơn.
- Hỗ trợ con người trong việc thực hiện những công việc khó làm được như: hút mùi, hút bụi, giảm độ ẩm, điều hòa không khí,…
II. Các thành phần của hệ thống điện công nghiệp trong nhà xưởng
1. Hệ thống điện nặng
Hệ thống điện nặng là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống điện công nghiệp chính. Nguồn điện cấp cho hệ thống điện nặng được lấy từ các trạm biến áp và phân phối đến các khu vực, máy móc, thiết bị trong nhà xưởng thông qua cáp nguồn tổng.
Hệ thống điện nặng sử dụng trong các nhà xưởng thường là loại điện 3 pha, điện áp 380V và bao gồm những thành phần sau:
- Hệ thống trạm biến áp, tủ trung, hạ thế: Trạm biến áp có nhiệm vụ lấy điện từ các đường dây công suất lớn rồi chuyển đổi sang cấp điện phù hợp. Ngoài trạm biến áp, nhà máy cần được trang bị thêm các tủ điện trung thế và hạ thế để chia điện thành các mạch riêng biệt cho từng thiết bị, máy móc.
- Hệ thống máy phát điện, bộ chuyển mạch: Máy phát điện là thiết bị dự phòng điện cho nhà xưởng, đảm bảo các hoạt động trong nhà máy diễn ra bình thường khi hệ thống lưới điện xảy ra sự cố. Trong khi đó, bộ chuyển mạch có nhiệm vụ đảm bảo việc sản xuất diễn ra ổn định, không bị gián đoạn khi nguồn điện chập chờn.
- Hệ thống tủ điện phân phối: Đây là nơi lắp đặt và bảo vệ các thiết bị điều khiển điện, thiết bị đóng cắt trong nhà máy. Từ hệ thống tủ điện, điện năng sẽ được phân phối đến từng khu vực, máy móc, thiết bị. Ngoài ra, hệ thống này còn có chức năng cách ly thiết bị mang điện với người sử dụng điện, đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc trong nhà máy.
- Hệ thống tủ điện điều khiển máy móc: Hệ thống này được dùng để điều khiển các máy móc và trang thiết bị có trong nhà máy. Bên cạnh đó, nó cũng giám sát và bảo vệ các thiết bị khỏi những sự cố.
- Hệ thống ổ cắm: Đây là cầu nối chia sẻ điện năng từ nguồn điện đến các thiết bị sử dụng điện. Khác với ổ cắm điện dân dụng, hệ thống ổ cắm công nghiệp thường được trang bị thêm nắp đậy chống nước, áo chống thấm và cầu chì. Việc này nhằm đảm bảo an toàn khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
- Hệ thống tiếp địa: Đây là giải pháp cho vấn đề rò rỉ điện, đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc trong nhà máy. Hệ thống này gồm phần điện cực được chôn dưới lòng đất và dây tiếp địa được nối từ các bộ phận cần nối đến cọc tiếp địa.
2. Hệ thống điện nhẹ
Hệ thống điện nhẹ chiếm tỷ trọng khá nhỏ (chỉ từ 10% đến 20%) trong hệ thống điện của nhà xưởng. Tuy nhiên hệ thống này chịu trách nhiệm vận hành hệ thống thiết bị công nghệ cao, hỗ trợ các hoạt động quản lý, giám sát, kiểm tra và cung cấp phương tiện cho công nhân thực hiện công việc.
Các thành phần chính trong hệ thống điện nhẹ bao gồm:
- Hệ thống mạng LAN & Internet: Có nhiệm vụ kết nối tất cả hệ thống máy tính trong nhà xưởng lại với nhau.
- Hệ thống tổng đài, điện thoại: Giúp việc liên hệ giữa các phòng ban, khu vực trong nhà xưởng diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Hệ thống camera và kiểm soát ra vào: Đây là giải pháp bảo vệ tài sản và an ninh trong nhà xưởng. Thông qua hệ thống camera và kiểm soát ra vào, quản lý của nhà máy có thể biết chi tiết thời gian ra vào và danh tính của từng nhân viên, khách hàng.
3. Hệ thống điện chiếu sáng
Hệ thống điện chiếu sáng trong nhà xưởng bao gồm:
- Hệ thống đèn chiếu sáng linh hoạt: Cần được thiết kế và lắp đặt tại những vị trí phù hợp để đảm bảo ánh sáng cho nhà xưởng, tính an toàn, tiết kiệm điện năng và thân thiện với môi trường.
- Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố: Được sử dụng với mục đích chiếu sáng cho nhà máy khi có sự cố xảy ra.
III. Các bước thiết kế thi công hệ thống điện công nghiệp trong nhà xưởng
Hệ thống điện công nghiệp trong nhà xưởng cần được thiết kế và thi công một cách kỹ lưỡng, cẩn thận và đảm bảo theo đúng quy chuẩn kỹ thuật. Việc này vừa là để đảm bảo an toàn cho công nhân trong nhà máy và cũng vừa đảm bảo công việc sản xuất diễn ra thuận lợi.
Cụ thể các bước thiết kế và thi công hệ thống điện trong nhà xưởng như sau:
Bước 1: Tính toán công suất tiêu thụ điện
Trước khi bắt tay vào thiết kế hệ thống điện, các kỹ sư cần tính toán tổng công suất tiêu thụ điện của toàn bộ các thiết bị, máy móc trong nhà xưởng ở cùng 1 thời điểm. Đây là bước cần thiết để lựa chọn các trang thiết bị phù hợp cho hệ thống điện trong nhà máy.
Bước 2: Thiết kế hệ thống mạng điện cao áp
Mạng điện cao áp có nhiệm vụ dẫn điện từ mạng điện lưới quốc gia đến nhà máy. Do vậy, mạng điện cao áp phải được tính toán thật kỹ lưỡng và thể hiện chi tiết trong bản thiết kế. Dựa vào đó, các kỹ sư sẽ biết cách sắp xếp và bố trí các đường dây cao áp, trạm biến áp, các tủ điện một cách hợp lý.
Bước 3: Thiết kế mạng điện hạ áp
Mạng điện hạ áp cần đảm bảo có điện áp nhỏ hơn 1kV và được lắp đặt hợp lý với các tủ điện điều khiển.
Bước 4: Thiết kế hệ thống chiếu sáng
Số lượng đèn lắp đặt trong nhà máy không được quá ít bởi sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất. Bên cạnh đó cũng không được quá nhiều vì sẽ gây ra lãng phí điện năng.
Bước 5: Tính toán, thiết kế bù công suất
Công đoạn này giúp giảm tối đa tình trạng tổn thất điện năng và gia tăng hiệu quả làm việc cho các thiết bị, máy móc trong nhà xưởng.
IV. Lưu ý khi lắp đặt hệ thống điện công nghiệp trong nhà xưởng
Trong quá trình lắp đặt hệ thống điện công nghiệp cho nhà xưởng, các kỹ sư cần lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo an toàn cho người dùng và các máy móc, thiết bị trong nhà máy.
- Đảm bảo máy móc hoạt động đúng công suất, các thiết bị hoạt động trơn tru.
- Đúng kỹ thuật, tuân thủ đúng quy trình lắp đặt.
- Tiết kiệm tối đa chi phí khi vận hành, không gây lãng phí điện năng.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn về thiết kế thi công hệ thống điện công nghiệp do Nhà nước ban hành.
Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm đơn vị uy tín thiết kế thi công nhà xưởng chuyên nghiệp có thể tìm tới Nam Trung Cons. Được thành lập từ năm 2008, đến nay Nam Trung Cons đã tư vấn và thi công nhiều dự án nhà xưởng thành công như Nhà xưởng Công ty Cổ phần OSEVEN, Nhà xưởng Cheng Phen, Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1,…
Với gần 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế và xây dựng nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp, Nam Trung Cons cam kết về mức độ an toàn, hiệu quả sử dụng của dự án với chi phí tiết kiệm nhất. Để nhận báo giá thiết kế thi công nhanh chóng, quý khách vui lòng truy cập website của Nam Trung Cons theo địa chỉ https://www.namtrungcons.com/ hoặc liên hệ tới số hotline (0254) 392 3988 – 392 3989.
The post Hệ thống điện công nghiệp là gì? Lưu ý khi lắp đặt trong nhà xưởng appeared first on NAM TRUNG CONSTRUCTION.
mesotheliomablog mesotheliomalawfirms cureformesothelioma mesotheliomaclaim epithelialmesotheliomasurvivalrate mesotheliomaattorneytexas mesotheliomasettlements desmoplasticmesothelioma mesotheliomaattorneys
Nhận xét
Đăng nhận xét