Cầu trục nhà xưởng: Định nghĩa, cấu tạo và phân loại

Cầu trục là thiết bị được sử dụng phổ biến trong hầu hết các phân xưởng nhằm phục vụ công việc xếp dỡ hàng hóa được thuận tiện và nhanh chóng. Vậy cầu trục nhà xưởng là gì? Cấu tạo, quy trình lắp đặt như thế nào? Tất cả sẽ được Nam Trung Cons giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết sau đây.

1. Cầu trục nhà xưởng là gì? Vai trò và ưu điểm

1.1. Định nghĩa

Cầu trục nhà xưởng (cần trục) là thiết bị nâng hạ theo chiều ngang và chiều dọc trên cao. Sử dụng cầu trục nhà xưởng giúp cho việc bốc, xếp hàng hóa có tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh (bê tông, sắt, thép,…) trở nên nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn.

Đặc biệt, cầu trục có thể nâng được hàng hóa có sức nặng lên tới 500 tấn và vận hành bằng động cơ điện nên được ứng dụng rộng rãi trong các nhà xưởng.

Cầu trục nhà xưởng là gì?
Cầu trục nhà xưởng

1.2. Vai trò của cầu trục nhà xưởng

Cầu trục nhà xưởng được ứng dụng để cơ giới hóa công tác xếp dỡ hàng hóa tại các nhà xưởng. Với khả năng nâng đỡ và di chuyển hàng hóa có tải trọng lớn, cầu trục giúp việc xếp dỡ di chuyển hàng hóa thuận lợi và nhanh hơn rất nhiều.

1.3. Ưu điểm của cầu trục nhà xưởng

  • Tiết kiệm chi phí nhân công do thiết bị này đã thay thế công việc của nhiều nhân lực một cách hiệu quả nên không cần nhiều nhân công một lúc.
  • Do quá trình nâng hạ đã giảm bớt thời gian và có thể nâng hạ khối lượng lớn hàng hóa cùng một lúc, giúp nâng cao năng suất lao động, đảm bảo tiến độ công việc 
  • Lắp đặt nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho nhân công trong quá trình sử dụng do quá trình vận hành hoàn toàn bằng máy móc, công nhân chỉ thực hiện điều khiển từ xa.
  • Chi phí lắp đặt mới thấp và cải tạo dễ dàng.

2. Cấu tạo của cầu trục nhà xưởng

Một bộ cầu trục nhà xưởng bao gồm 4 bộ phận chính sau:

  • Dầm chính cầu trục: Đây là bộ phận chịu lực chính của hệ thống cầu trục và được thiết kế dạng hộp hoặc thép chữ L. Tùy vào khẩu độ và tải trọng nâng của cầu trục, dầm chính sẽ được thiết kế phù hợp. Ngoài sức bền và chịu lực tốt, dầm chính phải đảm bảo độ cứng và đàn hồi.
  • Dầm biên cầu trục: Bộ phận này có kết cấu thép hình hộp chữ nhật và độ dày từ 6 đến 10mm. Hai đầu dầm được lắp cụm động lực di chuyển và giảm chấn cao su nhằm hạn chế va chạm khi cầu trục nhà xưởng di chuyển và chạm vào mốc dừng cuối đường chạy. Kích thước của bánh xe dầm biên sẽ tùy thuộc vào khẩu độ và sức nâng của cầu trục. Dầm biên được liên kết với dầm chính bằng mặt bích, bu lông hoặc mối hàn góc.
  • Phần nâng, hạ (xe con hoặc pa lăng): Tùy vào nhu cầu sử dụng và thiết kế của cầu trục, phần nâng hạ có thể dùng xe con hoặc pa lăng. Pa lăng thường được ứng dụng cho cầu trục dầm đơn. 
  • Điều khiển cẩu trục nhà xưởng: Là thiết bị được điều khiển trên mặt đất bằng tay, từ xa hoặc cabin.
Cấu tạo của cầu trục nhà xưởng
Một mẫu cầu trục trong nhà xưởng

3. Các loại cầu trục nhà xưởng 

Dựa vào hình dáng, cầu trục nhà xưởng được chia thành 6 loại phổ biến sau:

3.1. Cầu trục chữ A

Cầu trục chữ A là loại cầu trục được ứng dụng nhiều nhất trong các nhà xưởng. Đúng như tên gọi, cầu trục được lắp đặt có hình dáng giống chữ A, đa dạng về kích thước và tải trọng lên đến vài nghìn tấn. Do đó, cầu trục chữ A thường sử dụng trong các doanh nghiệp có quy mô lớn. 

3.2. Cầu trục dầm đơn

Cầu trục nhà xưởng dầm đơn có cấu tạo kiểu dầm độc lập với cụm pa lăng để nâng hạ hàng hóa. Cầu trục dầm đơn có khả năng nâng hạ tải trọng từ 500kg – 20 tấn. Với thiết kế nhỏ, gọn, dễ dàng lắp đặt nên cầu trục dầm đơn thích hợp sử dụng cho các nhà xưởng có diện tích vừa và nhỏ. 

3.3. Cầu trục dầm đôi

Cầu trục dầm đôi có cấu tạo gồm 2 dầm chủ đạo, 2 dầm biên, sàn công tác, xe con di chuyển. hệ thống dây dẫn điện và điều khiển trục. Tất cả tạo thành một hệ cầu trục cứng cáp theo cả chiều ngang và chiều dọc. Chính vì thế, cầu trục dầm đôi đáp ứng được tải trọng lớn hơn cầu trục dầm đơn. 

Cầu trục dầm đôi sử dụng trong nhà xưởng
Cầu trục dầm đôi

3.4. Cầu trục bờ tường

Cầu trục bờ tường có hệ ray được lắp đặt chạy cố định trên tường của nhà xưởng và dùng để nâng, hạ hàng hóa có trọng lượng nhẹ. Ưu điểm nổi bật của cầu trục bờ tường đó là thiết kế nhỏ gọn, không chiếm diện tích nhà xưởng nên rất được ưa chuộng sử dụng tại các nhà xưởng có diện tích nhỏ.

Cầu trục bờ tường trong nhà xưởng
Cầu trục bờ tường

3.5. Cầu trục quay

Cấu tạo cầu trục nhà xưởng quay bao gồm thân cột, dầm chính, cơ cấu quay, thiết bị nâng hạ chạy dưới dầm chính. Khi hoạt động, thân dầm chính sẽ xoay quanh thân cột cố định để nâng hạ thiết bị, hàng hóa tới vị trí mong muốn.

Cầu trục quay có thể di chuyển và xoay vật trong một không gian nhất định. Hơn nữa, việc lắp đặt cũng đơn giản và nhanh chóng.

3.6. Cầu trục Monorail

Cầu trục Monorail có cấu tạo gồm hệ dầm vừa là dầm đỡ, vừa là đường dẫn, có đường ray dạng thẳng hoặc cong. Thanh dầm chính của cầu trục Monorail khá nhỏ nên có tính thẩm mỹ cao hơn so với các loại dầm khác.

Cầu trục dầm Monorail phù hợp với những nhà xưởng trần bê tông và nâng tải hàng hóa có trọng lượng nhỏ và trung bình.

Cầu trục monorail sử dụng trong quy trình xây dựng nhà xưởng
Cầu trục Monorail

4. Quy trình lắp đặt cầu trục cho nhà xưởng

Khi lắp đặt cầu trục nhà xưởng cần thực hiện đúng theo trình tự các bước và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo bản thiết kế. Việc này không chỉ giúp cho cầu trục vận hành ổn định mà còn đảm bảo an toàn cho công nhân trong quá trình sử dụng. Cụ thể quy trình lắp đặt cầu trục nhà xưởng như sau:

  • Bước 1: Sơn chống rỉ cho toàn bộ cầu trục và các chi tiết rời.
  • Bước 2: Lắp đặt hai dầm biên vào dầm chính.
  • Bước 3: Lắp đặt lan can, sàn phụ, thanh dỡ, hệ thống cấp điện, bảng điều khiển,…
  • Bước 4: Lắp đặt hai cẩu có tải trọng tương ứng với kết cấu của cẩu trục lên đường ray.
  • Bước 5: Lắp đặt cẩu trục và cẩu sàn vào vị trí.
  • Bước 6: Lắp pa lăng vào dầm chính và giá chắn bảo hiểm vào dầm.
  • Bước 7: Lắp bộ phận nâng hạ và hệ thống cấp điện.
  • Bước 8: Kết nối các đường dẫn điện từ nguồn vào buồng điều khiển.
  • Bước 9: Kiểm tra và hoàn tất lắp đặt.

5. Những điều cần biết khi xây dựng nhà xưởng có cầu trục

Khi xây dựng nhà xưởng có cầu trục, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Lựa chọn kiểu cầu trục nhà xưởng: Mỗi loại cầu trục sẽ có cấu tạo, chức năng khác nhau và thiết kế phù hợp với từng kiểu công trình nhà xưởng. Do đó, doanh nghiệp cần phân biệt và hiểu rõ công năng của từng loại để lựa chọn được cầu trục phù hợp.
  • Sức nâng của cầu trục: Mỗi loại cầu trục sẽ có sức nâng, hạ khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp phải lựa chọn loại cầu trục tương ứng với quy mô nhà xưởng, trọng lượng hàng hoá, tần suất làm việc để cần trục phát huy tối đa khả năng. Đồng thời đảm bảo độ bền cho cầu trục.
  • Khẩu độ của cầu trục: Khẩu độ là khoảng cách giữa hai đường ray chạy dọc của cầu trục. Mỗi khẩu độ sẽ tương thích với từng kích thước nhà xưởng. Vậy nên, doanh nghiệp cần đo đạc chính xác diện tích của nhà xưởng để lựa chọn khẩu độ phù hợp. 
  • Chiều dài đường chạy cầu trục: Tùy thuộc vào diện tích nhà xưởng, chiều dài của hệ thống dầm đỡ ray để tính toán chiều dài đường chạy cầu trục phù hợp.
  • Chiều cao nâng cầu trục: Chiều cao nâng cầu trục được tính từ khoảng cách điểm cao nhất của móc cẩu xuống sàn nhà. Vậy nên, chiều cao của cầu trục sẽ phụ thuộc vào độ cao của trần nhà, cao độ của vai cột và không gian trên cao của nhà xưởng.
  • Tốc độ nâng, hạ, di chuyển của cầu trục: Giá bán của cầu trục cũng tùy thuộc vào tốc độ nâng hạ, bao gồm  loại 1 tốc độ, 2 tốc độ hoặc vô cấp. Trong đó, loại cầu trục 1 tốc độ có giá thấp nhất.
Lưu ý khi xây dựng nhà xưởng có cầu truc
Sử dụng cầu trục trong xây dựng nhà xưởng

Ngoài ra, khi lựa chọn cầu trục cho nhà xưởng, doanh nghiệp nên cân nhắc và xem xét đến vị trí lắp đặt, hệ thống điều khiển,… Để chọn được cầu trục phù hợp, doanh nghiệp có thể nhờ sự tư vấn của công ty chuyên thi công nhà xưởng. 

Nếu bạn đang có nhu cầu thi công nhà xưởng chuyên nghiệp, uy tín, hãy liên hệ tới Nam Trung Cons theo số hotline (0254) 392 3988 – 392 3989 để được tư vấn loại cần trục phù hợp nhất với quy mô và nhu cầu sử dụng của nhà xưởng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm, phân loại và quy trình lắp đặt cầu trục nhà xưởng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu hơn về cầu trục khi sử dụng trong công trình của mình. Nếu có thắc mắc về vấn đề trong xây dựng nhà xưởng. Qúy khách hàng có thể liên hệ đến Nam Trung Cons qua các thông tin sau: 

Trụ sở: 119 Lê Lợi, Phường Phú Mỹ, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

VPĐD: A04-19 Tòa nhà Lavita Charm, đường số 1, phường Trường Thọ, TP Thủ Đức.

Hotline: 0908 42 42 72, (0254) 392 3988 – 392 3989

info@namtrungcons.com

The post Cầu trục nhà xưởng: Định nghĩa, cấu tạo và phân loại appeared first on NAM TRUNG CONSTRUCTION.


mesotheliomablog mesotheliomalawfirms cureformesothelioma mesotheliomaclaim epithelialmesotheliomasurvivalrate mesotheliomaattorneytexas mesotheliomasettlements desmoplasticmesothelioma mesotheliomaattorneys

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cập nhật tiến độ dự án Nhà máy Mi-Jack Việt Nam 24/05/2024

Tổng Quan Về Móng Nhà Xưởng

Quy trình tư vấn thiết kế nhà xưởng chuyên nghiệp