Thi công, thiết kế kết cấu cột thép nhà xưởng đúng chuẩn

Kết cấu cột thép trong xây dựng nhà xưởng đóng vai trò rất quan trọng , bởi cột thép là nơi chịu trọng lượng tích lũy của tất cả các phần bên trên của nhà xưởng. Vì thế mà quy trình thi công, thiết kế kết cấu cột thép rất quan trọng . Nhưng thi công , thiết kế như thế nào mới là đúng chuẩn. Trong bài viết này xây dựng Trung Nam sẽ giới thiệu với các bạn quy trình thi công, thiết kế kết cấu cột thép nhà xưởng đúng chuẩn.

Cột thép nhà xưởng là gì ? Có mấy loại cột thép nhà xưởng?

Cột thép nhà xưởng là gì ?

Cột thép nhà xưởng hiểu một cách đơn giản là một kết cấu theo phương đứng của khung, chịu các tải trọng từ mái, dầm, và các thiết bị vận chuyển nâng, tường treo… truyền vào móng.

Phân loại cột thép nhà xưởng

Cột thép nhà xưởng có hình thức rất đa dạng, tùy thuộc điều kiện sử dụng của nhà xưởng mà cột thép nhà xưởng được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Thông thường thì cột thép nhà xưởng được phân chia theo hình dạng bề ngoài của cột. Theo hình dáng bề ngoài của cột thì có thể chia cột thành 2 loại là : cột tiết diện không thay đổi và cột tiết diện thay đổi (hay còn gọi là cột bậc).

Phân loại cột thép nhà xưởng

Cách thiết kế kết cấu cột thép nhà xưởng đúng chuẩn

Cột thép nhà xưởng là cấu kiện chịu nén lệch tâm, trên tiết diện có tác dụng của momen Mx trong mặt phẳng khung. Ngoài ra còn có trường hợp mômen tác dụng bên  ngoài mặt phẳng My.

Muốn chọn được tiết diện, ngoài việc xác định được nội lực tính toán thì ta còn phải xác định được chiều dài tính toán của cột trong và ngoài mặt phẳng khung Lx, Ly. Chiều dài tính toán của cột phụ thuộc hoàn toàn vào liên kết hai đầu thanh trong sơ đồ khung.

Trong khung nhà, cột sẽ liên kết với móng ở phần chân cột và liên kết với xà ngang phần ở đầu cột. Các liên kết này có thể là ngàm hoặc khớp, tùy theo các phương làm việc của tiết diện.

Sau khi thiết kế được tiết diện cột thì chúng ta cần phải cấu tạo chúng sao cho phù hợp với sơ đồ tính toán của khung.

Chiều dài cột

Chiều dài cột sẽ được xác định theo hai phương làm việc chính của tiết diện đó là trong mặt phẳng khung và ngoài mặt phẳng khung.

Cột tiết diện đặc

Thường được sử dụng ở dạng cột tổ hợp hàn. Với cột tiết diện không đổi thì phần trên của cột bậc thang sẽ dùng dạng chữ I đối xứng. Cột dưới sẽ dùng tiết diện không đối xứng.

Tính toán cột nén lệch tâm sao cho đảm bảo khả năng làm việc theo các điều kiện : bền, ổn định tổng thể cả trong và ngoài mặt phẳng uốn, ổn định được cục bộ của các bản thép nếu là cột tổ hợp từ thép bản.

Cột tiết diện rỗng

Thường được sử dụng đối với nhà có chiều cao lớn, hoặc cần phải mở rộng sao cho phù hợp với cầu trục. Cột dưới của nhà xưởng một tầng thường dùng cột hai nhánh .

Cột biên có tiết diện không đối xứng, bao gồm 2 nhánh là : nhánh mái và nhánh cầu trục. Cột giữa có tiết diện đối xứng có cấu tạo như nhánh cầu trục của cột biên.

Chiều cao h của tiết diện cột sẽ được chọn trước khi chọn kích thước khung, bề rộng b chọn theo điều kiện độ cứng, thông thường sẽ lấy vào khoảng 1/20 đến 1/30.

Khi chiều cao tiết diện cột dưới < 1m thì dùng cột bàn giằng còn trong trường hợp > 1m thì dùng cột thanh giằng. Do cột nhà xưởng có lực cắt lớn vì thế thường dùng cột thanh giằng có góc nghiêng từ 30 đến 60 °. Độ nghiêng hợp lý nhất là 45 ° .

Cách thi công kết cấu cột thép nhà xưởng đúng chuẩn

Xác định tim, trục cột

Dùng 2 máy kinh vĩ đặt theo 2 phương vuông góc để xác định vị trí tim cốt của cột, các mốc đặt ván khuôn. Sau đó dùng sơn và đánh dấu các vị trí này để các tổ, đội thi công dễ dàng xác định được chính xác các mốc, vị trí yêu cầu.

Xác định tim cột

Lắp dựng cốt thép

Yêu cầu của kết cấu cột  thép dùng để thi công là:

  • Cột thép phải được dùng đúng số liệu, chủng loại, đường kính, kích thước cũng như số lượng và vị trí.
  • Cột thép phải sạch, không han rỉ, không dính bẩn, dầu mỡ.
  • Khi gia công: Cắt, uốn, kéo hàn cột thép tránh không được làm thay đổi tính chất cơ lý của cột thép.

Khi lắp dựng cột thép sẽ đặt cốt thép được gia công ở phía dưới sau đó cắt uốn theo đúng hình dáng và kích thước thiết kế, xếp đặt theo từng chủng loại và buộc thành bó để thuận tiện cho việc vận chuyển lên vị trí lắp đặt.

Để quá trình thi công cột thuận tiện thì quá trình buộc cốt thép phải được thực hiện trước khi ghép ván khuôn .Cốt thép được buộc bằng các dây thép mềm có đường kính 1mm và các khoảng nối phải đúng theo yêu cầu kỹ thuật . Phải dùng các con kê bằng bê tông nhằm đảm bảo vị trí cũng như chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép.

Nối cốt thép (buộc hoặc hàn) theo đúng tiêu chuẩn thiết kế: Trên một mặt cắt ngang không nối quá 25% tổng diện tích của cốt thép chịu lực với thép tròn trơn và không quá 50% với thép có gờ .Chiều dài nối buộc theo TCVN 4453-95 và không < 250mm với thép chịu kéo và 200mm với thép chịu nén.

Công ty xây dựng Nam Trung với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, thi công nhà xưởng cũng đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư giàu kinh nghiệm hứa hẹn sẽ mang đến các bạn những công trình mang tình thời đại, vững chắc cùng hiệu quả kinh tế cao nhất. Vì thế nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn, thiết kế, xây dựng nhà xưởng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để tận hưởng những dịch vụ chất lượng nhất

The post Thi công, thiết kế kết cấu cột thép nhà xưởng đúng chuẩn appeared first on NAM TRUNG CONSTRUCTION.


mesotheliomablog mesotheliomalawfirms cureformesothelioma mesotheliomaclaim epithelialmesotheliomasurvivalrate mesotheliomaattorneytexas mesotheliomasettlements desmoplasticmesothelioma mesotheliomaattorneys

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cập nhật tiến độ dự án Nhà máy Mi-Jack Việt Nam 24/05/2024

Tổng Quan Về Móng Nhà Xưởng

Quy trình tư vấn thiết kế nhà xưởng chuyên nghiệp